- Back to Home »
- ACTION , HACK AND SLASH , PS2 , RPG , STEATH »
- [MF] Odin Sphere
Posted by : Unknown
Tuesday, January 8, 2013
Odin Sphere - Trường ca Erion
Yeah, trên tinh thần mỗi tuần 1 review, hôm nay tớ xin giới thiệu tới các bạn 1 game A-RPG xuất sắc đến từ bộ đôi :Atlus-Vannilaware , xin cho 1 tràng pháo tay nào...lốp bốp lốp bốp...(tự sướng )
Cái đẹp trong game đến từ nhiều yếu tố. Đó có thể là sự hội tụ công nghệ hình ảnh mới nhất, cách mạng nhất của thời đại. Chúng ta có thể thấy rõ điều này từ Crysis, game hành động được liệt vào hàng tiêu biểu của năm 2007 với đồ họa đẹp mê ly đi kèm yếu tố sát phần cứng kinh hoàng, kể cả với những máy console thế hệ mới nhất như Xbox360, PS3. Nhưng đôi khi, cái đẹp trong game không đến từ công nghệ mới mà chỉ đơn thuần là thành quả của sự lao động miệt mài, sự đầu tư công sức kĩ lưỡng của ê-kíp làm game. Trường hợp thứ 2 này thường ứng với những tựa game đến từ xứ sở hoa anh đào, nơi có những nhà sản xuất nhỏ, ít vốn nhưng đầy nhiệt huyết. Odin Sphere của nhà phát triển Vannila ware là một ví dụ điển hình như vậy.
Odin Sphere diễn ra trong một bối cảnh đậm chất thần thoại Bắc Âu (Norse mythology) với những trường ca anh hùng, những câu chuyện cổ kì bí về xứ sở thần tiên huyền hoặc. Toàn trò chơi là những mẩu giai thoại về những con người quả cảm, những tình yêu nồng cháy vượt qua mọi trắc trở không gian và thoài gian… Người chơi sẽ lần lượt vào vai công chúa Gwendolyn, Mercedes xinh đẹp, nàng Velvet huyền bí, chàng hiệp sĩ Oswald dũng mãnh và hoàng tử Cornelius quả cảm, dám bỏ cả ngai vàng để đến với một tình yêu ngang trái. 5 giai thoại về 5 con người với những tính cách hoàn toàn khác nhau sẽ hé mở toàn bộ câu chuyện vừa lãng mạn vừa bi tráng của Odin Sphere.
Chào mừng bạn đến với thế giới cổ tích Erion!
Xứ sở Erion trong Odin Sphere gồm nhiều vương quốc hùng cứ trên những phần lãnh thổ khác nhau. Khát vọng thống nhất và thâu tóm toàn bộ lãnh thổ luôn là mục tiêu của những vị vua, vì vậy chiến tranh nổ ra liên mien là hệ quả tất yếu. Trong các vương quốc đó, đế quốc Valentine, nhờ vào thánh vật Cauldron đầy quyền năng nên đã nhanh chóng làm các nước khác quy thuận, lập lại trật tự trên toàn lãnh thổ Erion. Mọi việc diễn ra êm đẹp cho đến một ngày… Một loạt địa chấn kì lạ trong một đêm đã phá hủy hoàn toàn hệ thống phòng thủ kiên cố của Valentine , tạo điều kiện cho các vương quốc khác tấn công, xâu xé lãnh thổ. Kết quả là đế quốc Valentine sụp đổ và Cauldron rơi vào tay nữ hoàng Titania xứ Ringford (vương quốc của các Fairy). Cuộc chiến vẫn triền miên mang lại bao đau thương mất mát trong khi chính những kẻ gây ra cuộc chiến đó không biết rằng mình đã hành động như đúng lời tiên tri cổ xưa: năm thảm họa (five great disasters) sẽ phá hủy mọi thứ và những kẻ sống sót sẽ thiết lập trật tự mới cho Erion.
Khởi đầu game bạn sẽ vào vai Gwendolyn , một Valkyrie dũng mãnh dưới quyền của vua cha Odin. Dũng cảm, can trường và cũng rất nhạy cảm, cô tuân thủ, phục tùng mọi mệnh lệnh chỉ để nhận được một chút tình yêu thương từ người cha lạnh lùng, người chỉ xem cô như một thứ đồ, một công cụ cho dã tâm bành trướng của mình (Bạn sẽ thấy rõ điều này khi biết được bản chất của cuộc hôn nhân giữa cô và Oswald). Những nhân vật tiếp theo sẽ được mở khóa dần sau khi đã hoàn tất mục chơi của nhân vật trước. Trong game có đến 5 nhân vật chơi được, điều này có nghĩa là bạn sẽ tiếp cận cốt truyện chính với 5 góc nhìn, 5 suy nghĩ khác nhau. Chính sự lồng ghép kheo léo này làm cho mạch truyện của Odin Sphere rất trôi chảy và gợi nhiều tò mò cho người chơi. Bởi lẽ có thể trong chương này , bạn sẽ đối đầu 1 nhân vật và khi sang đến chương sau lại điều khiển nhân vật đó. Nhưng dù là nhân vật nào đi nữa thì bạn sẽ nhận ra một triết lí: không kẻ chinh phạt nào có thể đem lại hạnh phúc cho con người, tất cả lý tưởng đúng – sai trong chiến tranh chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích riêng của những tên bạo chúa mà thôi! (cái gọi là “đúng, chính nghĩa” của vương quốc này sẽ kèm theo sự đau thương mất mát không gì bù đắp nổi cho người dân ở vương quốc khác)
Một Velvet xinh đẹp và bí ẩn...
Đi kèm với cốt truyện chính kéo dài khoảng 40 giờ chơi là cách chơi khá xuất sắc. Gameplay của Odin Sphere không lạ mà cũng không quá quen thuộc. Trong khi các Action-RPG khác đều đi theo hướng 3D hoá – đa chiều, đa không gian thì OS lại thể hiện phong cách 2D-scrolling truyền thống như các game hành động giữa thập niên 90.
OS dễ làm ta nghĩ đến 1 đòng game hành động khá nổi tiếng và lâu đời là Castlevania của Konami hay dòng Megaman của Capcom. Tuy vậy nhưng OS vẫn so những đặc điểm riêng biệt so với những game khác trên thị trường. Trước tiên phải nói về hệ thống lên cấp khá lạ của game. Hệ thống level up gồm 2 thành phần là thanh máu và thanh Psypher. Thanh máu chỉ level up và tăng lên khi bạn sử dụng thực phầm hồi máu hoặc trái cây còn thanh psyphe level chỉ tăng lên khi bạn hấp thụ Phozon (Phozon là một dạng linh hồn của kẻ địch vừa bị bạn hạ trên đường chinh chiến hoặc tỏa ra từ các “soul butterfly cũng như các loại thực vật đặc biệt có thể tỏa ra phozon khi thỏa mãn một điều kiện cụ thể nào đó).
Không như các game A-RPG khác, trong OS, HP cho nhân vật không hồi lại sau khi lên cấp (dề thấy ở các game như Diablo) hay lấy từ các viên “máu” rớt ra từ kẻ địch bị tiêu diệt (như dòng Megaman). HP nhân vật chỉ phục hồi sau khi sử dụng các loại thực phẩm, trái cây hay thuốc trị thương. Vấn đề ở đây là các loại thức ăn và thuốc đó được các thương nhân bán với cái giá “cắt cổ” so với số gold ít ỏi mà bạn có (trò này chơi giả lập cũng rất khó hack tiền bằng Art Money do game có quá nhiều đơn vị tiền tệ). Một cách khác là bạn có thể mua các loại hạt mầm (seed) với giá “phải chăng” hơn nhưng các hạt này chỉ phát triển sau khi hấp thu đủ một lượng phozon (không hề nhỏ chút nào!) từ kẻ địch bị hạ. Điều này dẫn đến hậu quả là nếu bạn gieo quá nhiều hạt mầm thì sẽ không có đủ lượng phozon để thực hiện các skill cũng như lên cấp cho Psypher của mình. Một mặt bất tiện khác là nếu bạn đã hạ hết số đối thủ trong một màn mà vẫn chưa đủ lượng Phozon cho hạt (đã gieo) phát triển thành cây hoặc đã lên cây nhưng chưa kết trái thì đành phải ngậm ngùi mà bỏ lại cái cây dang dở tại màn đó mà thôi .
Một Gwendolyn quả cảm và chân thành:
Thật là thiếu sót nếu không nói về hệ thống chiến đấu của game: đơn giản và có chiều sâu. Bạn rất dễ nắm bắt các quy tăc cơ bản và bắt đầu nhập cuộc. Game chỉ dùng 4 nút trong chiến đấu: tấn công, nhảy, phòng ngự và dùng các kĩ năng .Bạn có thể kết hợp nút tấn công và các nút hướng để tấn công địch thủ từ nhiều góc độ khác nhau (đặc biệt hữu dụng là nút xuống + đánh có thể dung để tấn công địc thủ đang phòng ngự).Để đỡ nhàm chán, mỗi nhân vật trong OS được thiết kế có nhưng cách đánh đặc biệt khác nhau, chẳng hạn như Gwendolyn có thể bay lên cao rồi đâm xuống còn Cornelius có thế kỹ năng cuộn tròn và xoáy mạnh thanh gướm tới trước (giống kĩ năng “chong chóng kiếm” của Yaiba trong bộ manga cùng tên) .Mỗi nhân vật còn có các spell chung và riêng biệt như Cyclone, Phozon Heal, Phozon Burst…etc. Các spells này dần được mở khóa khi thanh Psypher của bạn lên cấp và chỉ sủ dụng được sau khi bạn đã hấp thu một lượng phozon nhất định. Những spell này chính là chìa khóa quyết định sự thắng bại của bạn trong các trận đấu trùm căng thẳng cũng như giúp bạn “dễ thở” hơn khi đối mặt các thử thách “khó nhằn” của game.
Một thử thách mà nhà sản xuất đưa vào game đó là sự tồn tại của thanh POW nằm bên dưới thánh HP của nhân vật. Khi bạn chiến đấu, thanh này sẽ giảm dần (khi bạn thi triển spell, thanh này còn bị “đốt” “dữ dội” hơn nữa) và chỉ tăng lại nếu bạn dừng tấn công trong một thời gian. Nếu thanh POW bị cạn kiệt, nhân vật sẽ phải đứng yên trong 1 thời gian đến khi thanh này đầy lại hoàn toàn và thời gian này quá đủ để đám quái trong game “tiễn” bạn “về thành dưỡng sức” .
Cũng như các game do Atlus “đỡ đầu”, OS có một độ khó thuộc hạng “khủng khiếp” so với các A-RPG khác, thậm chí là với các game hành động thuần túy (Devil May Cry, Megaman, Ys). Việc ít đồ tăng máu cộng thêm đám quái mạnh mẽ, tấn công từ nhiều hướng và các “anh” trùm “cao ráo đẹp dzai” dư sức “hành xác” ngay cả ở độ khó “easy” (Một màn chơi có 4-5 “em” boss phụ cộng thêm 1 “anh” boss chính). Đám quái trong game thường đi dạng kết hợp rất khó chịu: trên trời dày đặc mưa tên từ đán fairy còn dưới đất thì dày đặc những cú đâm bất ngờ của nhứng tốp lính. Dưới sự áp đảo về số lượng kẻ địch như vậy, bạn chỉ có một chiến thuật duy nhất là chạy ra xa rồi “xử lý” từng 1,2 tên một từ một phía (một phần do do lối chơi đi ngang kì lạ của game ). Nếu không tính toán kĩ lưỡng mà theo chủ nghĩa “Rambo” tả xung hữu đột vào vòng vây quân thù thì chẳng mấy chốc bạn phải đi gặp trùm khi bình máu còn khoảng 10-20%, khi đó việc chơi lại là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Tóm lại OS có hệ thống gameplay hay và có chiều sâu nhưng khá khó, dễ làm nản lòng những người mới tìm đến thể loại A-RPG.
Bên cạnh gameplay xuất sắc, Odin Sphere còn thực sự tỏa sáng ở mảng nghe nhìn ấn tượng. Tại hội nghị Tokyo Games Show 2008, ông “Wada Yoichi", chủ tịch hội liên hiệp giải trí điện tử Nhật Bản đã nhận xét: “game Nhật có những sản phẩm nghe nhìn rất tuyệt và chúng không đến từ những công nghệ tân thời mà đến từ sự đầu tư, thiết kế kĩ lưỡng và công phu”. Điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của Odin Sphere. Các nhân vật mang phong cách A-M được thể hiện đẹp mắt và có cá tính với những chuyển động cực kì uyển chuyển. Bạn sẽ cảm nhân được nét rắn rỏi của Gwendolyn trên chiến trường, sự quyết đoán của Cornelius khi rời ngôi vua, cũng như sự lạnh lùng và mạnh mẽ trong từng đòn thể của Oswald. Tuy nhiên với độ chi tiết cao như vậy, OS dễ dàng vắt kiệt “sức già” của cỗ máy PS2. Với những phân cảnh đông quái vật khi đấu trùm và nhân vật (cả trùm, quái lần main char) thi nhau khai triển skill, đòn liên hoàn thì khung hình bị trồi sụt bất thường khá khó chịu (nếu bạn chơi giả lập PCSX2 với 1 CPU “ngon” thì sẽ không bắt gặp hiện tượng này). May thay điều này không ảnh hưởng nhiều lắm và hoàn toàn có thể lượng thứ được.
Đồ họa game đẹp tinh tế
Phần âm thanh lại là 1 thành công lớn khác của Odin Sphere. Game thu hút bạn người chơi ngay từ menu với giọng bè cao mang chút bí ẩn, thôi thúc bạn bắt đầu. Các bài nhạc nền cũng rất hợp với bối cảnh game: thần thoại phương bắc (nếu bạn đã từng chơi Valkyrie Profile hay dòng game Rune (PC) thì sẽ thấy có sự tương đồng). Phần lồng tiếng cho phép bạn thưởng thức cả tiếng Nhật lẫn tiếng Anh, tuy nhiên theo đánh giá bản thân người viết thì phần voice Jap nghe “ngọt” và đúng tâm trạng hơn hẳn phần ENG voice (giọng Gwendolyn trong ENG voice nghe nó cứ vô hồn sao ấy).
Tóm lại, với cốt truyện hay, gameplay xuất sắc và mảng hình-âm ấn tượng, Odin Sphere thực sự xứng đáng có 1 chỗ trong bộ sưu tập của bạn. Bạn “trót phải lòng” thể loại hành động – nhập vai? Ghét cốt truyện khô khan của thể loại fps (phương Tây)? … thì còn chờ gì nữa mà chưa thử qua Odin Sphere? Nào, hãy cùng chơi và cảm nhận…
Tổng kết:
-Cốt truyện: 8.5 - hay, hệ thống nhân vật được đầu tư khá.
-Đồ họa: 9 - quá tuyệt vời! Có thể nói đây là 1 trong những game 2D đẹp nhất từ trước đến nay!
-Âm thanh: 8.5 (đáng lẽ cho 9 nhưng vì voice-act ENG nghe “chuối” quá nên trừ 0.5)
-Gameplay: 8.5 – hệ thống chiến đấu đơn giản nhưng có chiều sâu, nhiều bí mật.
-Điểm trừ: -0.5 Hiện tượng trồi sụt khung hình trong các rận đánh đông
-0.5 game khó, dễ gây nản.
Tổng điểm/ Trung bình: 33.5/8.375
Trailer game nè:
Game Info:-Published : Atlus (luv u very much )
-Developed: Vanillaware
-Release Date: May 22, 2007
-Genre: A-RPG
-Trang chủ của game nè : Odin Sphere
(tớ recommend bạn nên liếc qua 1 lần - rất tuyệt vời! )
Hướng dẫn tinh chỉnh để chơi trên PC:
Trên tinh thần nhà nhà chơi đc, người người chơi đc , các game PS2 mình review đa phần là chơi được bằng PCSX2 với E2200 trở lên
-Game download tại đây.
Pass : vnsharing
Các bạn nhớ đổi đuôi file EVM thành rar nhé
Thông tin bên lề (Bonus):
-Valkyrie theo thần toại bắc âu là những nữ thần dưới quyền Odin (thần tối cao). Họ có nhiệm vụ dẫn dắt linh hồn các chiến binh vĩ đại về Vahalla để chiến đấu cho các vị thần, chống lại ngày tận thế Ragnarok.
-Titania theo thần thoại cũng là fairy queen nhưng hok “hắc ám” khao khát quyền lực như trong game. Chồng của bà là Oberon, cũng là 1 fairy. Cả 2 nhân vật này đều xuất hiện trong vở hài kịch nổi tiếng “Giấc mộng đêm hè” (A Midsummer Night's Dream) của đại thi hào Anh William Shakespear (tiểu sử của Titania có trong Persons 3 và 4 đó ).
Wheez thế là xong típ 1 bài review nữa~~~> bài thứ tư, bài này hơi dài so với 3 bài trước của mình. Once more time, thank u for reading till the end!
Nguồn của bài viết tuyệt vời này là Vnsharing.net và tác giả là bạn Koiiro Sora